見出し画像

ホー・チ・ミン主席のベトナム民主共和国独立宣言、ほか

関連記事
中国 蒋介石主席
英国 アトリー首相
米国 トルーマン大統領
ソ連 スターリン首相

【はじめに】

ここまで対日戦勝演説の記事を2つ書きましたが、今回はちょっと方向性を変えて。
……と言っても、考えようによっては同種のものとも言えますが。

ホー・チ・ミンによるベトナム民主共和国の独立宣言(1945年9月2日)を取り上げてみます。

9月2日とは実に素早く、また、その早さにも関わらず大変に格調の高い宣言だと思いますが。
とは言え、私はベトナム史をロクに知らず、あれこれもっともらしく語る資格もないと思います。

なので、ごくごく簡素に。
元テキストと動画、関連のサイトなどをただ並べるだけに留めておきます。

でもそれだけではちょっと寂しいので(?)。おまけ的にホー・チ・ミンが同年の中秋節に書いた子供向けのメッセージもご紹介しようと思います。

今後さらに余力があったら(かつ、それなりの出力結果が得られたら)、いつものように機械翻訳による対訳もつけるかもですが(^_^;)。
……とりあえず準備中という扱いにしておきます。

動画(宣言の部分に時間指定しましたが、全部見るのも良いかと思います。)

なお、音声だけならこちら↓の方がずっと聞きやすいです(時間指定入り)。ただ、おそらくこれは別の機会に改めて録音したものではないかという感じですね。

原文はWikisource にありますが、

次のサイトには対訳で載っています。
(上で挙げたものとはまた別の動画も紹介されています)。

さらに日本語版Wikipediaの当該記事にも原文が載っており、訳も付されています。


先にオマケを(中秋節の手紙+機械翻訳)


ところで同年(1945年)の中秋節にホー・チ・ミンがベトナムの子供たちにあてて出した公開の手紙(メッセージ)があるのですが。
何かの本に紹介されていたのを読んで、なかなか悪くないと思いました。

そこで本編(?)より先に、まずそちらを紹介してみます(原文+機械翻訳の日本語)。
この年、ホー・チ・ミンは子供向けの手紙を9月17日付けと22日付けの2つ書いているということなのですが、その1つ目のほうです。

ちなみにベトナムにおいて中秋節は子供のためのお祭りというイメージなのだそうです。

(あとついでながら。ベトナム語を機械翻訳する場合、今のところストレートにベトナム語→日本語とするより、間に中国語や英語を介した方が読みやすい訳になる気がします。)


原文掲載のページ

Tết Trung thu với nền độc lập

Cùng các trẻ em yêu quý, Hôm nay là Tết Trung thu.

Mẹ đã sắm cho các em nào đèn, nào trống, nào pháo, nào hoa, và nhiều đồ chơi khác. Các em vui vẻ nhỉ! Cái cảnh trǎng tròn gió mát, hồ lặng trời xanh của Trung thu lại làm cho các em thêm vui cười hớn hở. Các em vui cười hớn hở, Già Hồ cũng vui cười hớn hở với các em. Đố các em biết vì sao? Một là vì Già Hồ rất yêu mến các em. Hai là vì Trung thu nǎm ngoái, nước ta còn bị áp bức, các em còn là bầy nô lệ trẻ con. Trung thu nǎm nay, nước ta đã được tự do và các em đã thành những người tiểu quốc dân của một nước độc lập. Hôm nay tha hồ các em vui chơi cho thoả chí, ngày mai mong các em ra sức học tập, tất cả các em đã biết chữ quốc ngữ chưa? Em nào chưa biết thì phải học cho biết. Phải siêng tập thể thao cho mình mẩy được nở nang. Và ra sức giúp việc cho Nhi đồng cứu vong hội (các em đã vào Hội đó chưa? Em nào chưa vào thì nên vào Hội cho vui). Đến Trung thu nǎm sau, chúng ta sẽ tổ chức một cuộc vui, cả già lẫn trẻ. Các em nghĩ thế nào? Trung thu này, Già Hồ không có gì gửi tặng các em. Chỉ gửi tặng các em một trǎm cái hôn thân ái.

Hồ Chí Minh

Báo Cứu quốc, số 45, ngày 17-9-1945.

独立した中秋節

愛する子供たちと一緒に、今日は中秋節です。

ママは、灯り、太鼓、爆竹、花、その他たくさんのおもちゃを買ってあげました。みんな、楽しんでね。中秋節のまろやかで涼しい風、穏やかな湖、青い空を見て、子供たちはさらに笑顔になりました。子供たちが楽しそうに笑っていると、ホーじぃも一緒に笑顔で元気になっていました。なぜだかわかりますか?
一つは、ホーじぃがあなたをとても愛しているからです。第二に、昨年の中秋節では、我が国はまだ圧迫されており、あなた方はまだ子供の奴隷だったからです。今年の中秋節では、わが国が解放され、子供たちは独立国の子供たちになりました。今日は遊んでもいいけど、明日はしっかり勉強してほしい。 皆さんは国語を知っていますか? もしそうでなければ、学ばなければなりません。体を鍛えるためには、スポーツに精を出さなければなりません。そして、「子ども支援協会」に協力してみてください(もう協会には加入しましたか? そうでなくても、楽しみに協会に参加してみてはいかがでしょうか)。来年の中秋節には、老若男女が楽しめるパーティーを企画します。どう思いますか? 今年の中秋節、ホーじぃはあなたに何もあげるものがありません。 ただ、あなたに100回の温かいキスを贈ります。

ホー・チ・ミン

救国報、第45号、1945年9月17日

※……ホーチミンが「ホーおじさん」(Bác Hồ)という呼び方で親しまれているというのは有名ですが。この文中では "Già Hồ" という自称が用いられています。"Già" は老人(じいさん?)の意味のようなので、ここは手修正で「ホーじぃ」としてみました。

【独立宣言(原文と機械翻訳)】(この項は準備中です)


動画と原文(再掲)

画像1


TUYÊN-NGÔN ĐỘC-LẬP
của nước Việt-Nam Dân-chủ Cộng-hòa

ベトナム民主共和国
独立宣言


Hỡi đồng bào cả nước,(※)
親愛なる同胞の皆さん、(※)

« Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo-hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm-phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự-do và quyền mưu cầu hạnh-phúc. »

Lời bất-hủ ấy ở trong bản Tuyên-ngôn Độc-lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân-tộc trên thế-giới đều sinh ra bình-đẳng; dân-tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung-sướng và quyền tự-do.

Bản Tuyên-ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách-mạng Pháp năm 1791 cũng nói:

« Người ta sinh ra tự-do và bình-đẳng về quyền-lợi, và phải luôn luôn được tự-do và bình đẳng về quyền-lợi. »

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng là có tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị. — Chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những pháp luật dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng-buộc dư luận, thi-hành chính-sách ngu-dân.

Chúng dùng thuốc-phiện, rượu, cồn, để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh-tế. — Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy khiến cho dân nghèo-nàn thiếu-thốn, nước ta xơ-xác, tiêu-điều.

Chúng cướp không ruộng đất, rừng mỏ, nguyên-liệu.

Chúng giữ độc-quyền in giấy bạc, xuất-cảng và nhập-cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư-sản ta được giầu lên. Chúng bóc lột công-nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm-lăng Đông-Dương để mở thêm căn-cứ đánh Đồng-Minh, thì bọn thực-dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng-xích: Pháp và Nhật. Từ đó, dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng-trị đến Bắc-kỳ, hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày 9 tháng 3 năm nay Nhật tước khí-giới của quân đội Pháp. Bọn thực-dân Pháp hoặc bỏ chạy, hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không « bảo-hộ » được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã « bán » nước ta 2 lần cho Nhật.

Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt-Minh đã kêu gọi người Pháp liên-minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt-Minh hơn trước. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính-trị ở Yên-Báy và Cao-Bằng.

Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. ​Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt-Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng, tài sản cho họ.

Sự thực là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng-Minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy dành chính quyền, lập nên nước VIỆT-NAM CỘNG-HÒA DÂN-CHỦ.

Sự thực là dân ta đã lấy lại nước Việt-Nam từ tay Nhật, chứ không phải tự tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo-Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây nên nước Việt-Nam độc-lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân-chủ Cộng-hòa.

Bởi thế cho nên chúng tôi — Lâm-thời Chính-phủ của nước Việt-Nam mới — đại biểu cho toàn dân Việt-Nam tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt-Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt-Nam.

Toàn dân Việt-Nam trên dưới một lòng quyết liệt chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.

Chúng tôi tin rằng các nước Đồng-Minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Tê-hê-răng và Cựu-kim-sơn, quyết không thể không nhận quyền độc-lập của dân Việt-Nam.

Một dân-tộc đã gan-góc chống ách nô-lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân-tộc đã gan-góc đứng về phe Đồng minh chống Phát-xít mấy năm nay, dân-tộc đó phải được tự do! Dân-tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi — Chính-phủ lâm-thời của nước Việt-Nam dân-chủ cộng-hòa — trịnh-trọng tuyên-bố với thế-giới rằng:

« Nước Việt-Nam có quyền hưởng tự-do và độc-lập, và sự thực đã thành một nước tự-do và độc-lập. Toàn thể dân Việt-Nam quyết đem tất cả tinh-thần và lực-lượng, tính-mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc-lập ấy ».

Ký tên:

Hồ-chí-Minh, chủ-tịch, Trần-huy-Liệu, Võ-nguyên-Giáp, Chu-văn-Tấn, Dương-đức-Hiền, Nguyễn-văn-Tố, Nguyễn-mạnh-Hà, Cù-huy-Cận, Phạm-ngọc-Thạch, Nguyễn-văn-Xuân, Vũ-trọng-Khánh, Phạm-văn-Đồng, Đào-trọng-Kim, Vũ-đình-Hòe, Lê-văn-Hiến.


・トップ画像はWikimedia Commons にあったもの。1950年の写真だそうです。