見出し画像

【翻訳練習】Tại sao người miền Nam gọi anh Cả là “anh Hai”? なぜ、南部では長男を“anh Hai”と呼ぶのか。

現在、外大のベトナム語の授業に参加している。ベトナムで最も有名な文学作家グエンニャットアイン(Nguyễn Nhật Ánh)の”tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh(邦題:草原に黄色い花を見つける)を読む授業なのだけれど先週の授業で”anh Hai”という言葉が出てきた。南部では”anh cả(長男)"という単語を”anh Hai”と言うそうだ。"hai"は数字の二なので"anh hai"だと次男じゃないかと思うのが普通だと思うのだが、その理由に書かれた記事を見つけたので、翻訳の練習がてら訳してみた(たぶんたくさん間違っている)。とりあえずなので、逐一修正します。

なぜ、南部では長男を“anh Hai”と呼ぶのか。

Ngôn ngữ là loại hình văn hoá phi vật thể, phản ánh văn hoá vùng, miền rất rõ nét. Cách xưng hô “anh Cả” ở miền Bắc so với “anh Hai” ở miền Nam là điển hình.

言語は非物質的な文化の一形態であり、地域やローカル文化がはっきりと反映されています。北部地域では長男のことを「anh Cả」と呼ぶのに対して、南部では「anh Hai」と呼ぶのは典型的な例です。

Rất nhiều người đặt câu hỏi tại sao người miền Nam gọi “anh Cả”, “chị Cả” (người con trưởng, theo cách gọi miền Bắc) là “anh Hai”, “chị Hai”? Ðây là một hiện tượng văn hoá có thể lý giải từ phương pháp tiếp cận liên ngành: ngôn ngữ học, khoa học lịch sử, văn hoá dân gian…

多くの人が、なぜ南部人は北部での長子の呼び方「anh Cả(長男)」と「chị Cả(長女)」を「anh(兄)Hai(2)」と「chị(姉) Hai(2)」と呼ぶのか疑問に思います。これは、言語学、歴史学、民俗文化など、学術的アプローチで説明できる文化現象です。

Chữ “cả” trong tiếng Việt có nghĩa là lớn, to lớn (cả giận, cả gan, cả vú lấp miệng em, ao sâu nước cả…), còn có nghĩa khác là tất cả, bao gồm (cả lớp, cả nhóm, cả đời…). Người miền Bắc gọi “anh Cả”, “chị Cả” nghĩa là anh lớn, chị lớn, người được sinh ra đầu tiên trong gia đình. Trong khi đó, người miền Nam không gọi “anh Cả”, “chị Cả” mà gọi là “anh Hai”, “chị Hai”. Hiện tượng này đến nay có một số cách hiểu phổ biến như sau:

ベトナム語の"cả"には「大きい」「巨大な」という意味や、「全部」「包括する」という意味があります。北部人の “anh Cả”、“chị Cả”という呼び方は「大きいお兄さん」「大きいお姉さん」「家族の中で最初に生まれた人」を意味します。南部では “anh Cả”、“chị Cả”の代わりに“anh Hai”、“chị Hai”と呼びますが、これには以下のような共通認識があります。

Cách hiểu thứ nhất có nguồn gốc từ nguyên tắc “tứ bất” (bốn không) của triều Nguyễn: “bất thiết Tể tướng, bất ất lập Hoàng hậu, bất phong Ðông cung”, nghĩa là các vua triều Nguyễn không đặt chức Tể tướng, trong thi cử không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong Ðông cung Thái tử. Trong đó việc không lập Hoàng hậu và Ðông cung Thái tử vì cho rằng vua Gia Long vì tiếc thương người vợ là Tống Thị Lan và con trai cả là Nguyễn Phúc Cảnh (Hoàng tử Cảnh) nên dành vị trí này để tưởng nhớ người đã mất, từ đó trong dân gian không ai dám gọi con lớn là con cả.

第一の解釈は、グエン朝の「四不」の原則に由来しています。これは、「宰相を置かない」、「状元を出さない」、「皇后を立てない」、「東宮太子を立てない」という意味です。つまり、グエン朝の皇帝は、宰相の職を置かず、科挙で状元を出さず、皇后を立てず、東宮太子を立てませんでした。
皇后と東宮太子を立てなかった理由は、グエン朝の初代皇帝である嘉隆帝が、妻の宋氏蘭と長男の阮福景(景王)を亡くしたことを悼み、その席を故人に捧げようとしたことによると考えられています。そのため、民間では長男を"con cả"と呼ぶことを避けるようになりました。

Cách hiểu thứ hai cho rằng liên quan đến yếu tố kiêng kỵ, kỵ huý, do trùng với cách gọi “Hương Cả” là một chức vụ đứng đầu ở làng, xã thời Pháp thuộc. Năm 1904, để quản lý các địa phương ở Nam Kỳ, thực dân Pháp cho thành lập Hội đồng Hương chức (Hội đồng xã, còn gọi là Ban Hội tề) gồm 12 chức vụ: Hương Cả, Hương Sư, Hương Chủ, Hương Trưởng, Hương Chánh, Hương Giáo, Hương Quản, Hương Bộ, Hương Thân, Xã Trưởng, Hương Hào và Chánh Lục Bộ. Trong đó Hương Cả là chức vụ cao nhất. Người dân không dám gọi con trai lớn của mình là “thằng Cả” vì sợ phạm thượng.

第二の解釈は、忌み言葉や忌諱に関連していると考えられています。これは、フランス植民地時代に、村や町の長を”Hương Cả(香差)”と呼んでいたことに由来しています。1904年、フランスは、南部ベトナムの地方を管理するために、香差会議(村議会、または協会会議とも呼ばれる)を設立しました。この会議には、香差、香師、香主、香長、香政、香教、香管、香部、香身、社長、香豪、および正六部など、12の職位がありました。そのうち”Hương Cả(香差)”は最高位でした。そのため、人々は香差に敬意を払うため、自分の長男を「thằng Cả」と呼ぶことを避けるようになりました。

Cách hiểu thứ ba từ tâm lý sợ cọp, có rất nhiều câu chuyện kể về việc những lưu dân thế hệ trước bị cọp bắt, cọp vồ ở khắp các vùng đất Nam Bộ như: Ðồng Nai, An Giang, Cà Mau… Những người con trưởng, con cả trong gia đình bị cọp ăn thịt dẫn đến nỗi sợ hãi trong dân gian, không dám gọi con trưởng là con cả vì sợ xui rủi; thậm chí gọi cọp là “Hương Cả cọp” (có thể còn hàm ý mỉa mai bọn Hương chức Hội tề hung dữ như cọp). Giả thuyết này không mấy thuyết phục vì đối tượng bị cọp vồ rất nhiều, không phân biệt con trưởng hay con thứ…

 第三の解釈は、ドンナイ、アンザン、カマウなどの南部地域すべてで、前の世代の移民がトラに捕らえられ、傷つけられたという話がたくさんあるということです。家族の長男が虎に食べられたため、人々の間に恐怖が生じ、不運を恐れてあえて長男を”con cả”と呼ぶことはありませんでした。トラを「Hương Cả cọp」とさえ呼んだ(おそらく、フオンの役人がトラと同じくらい凶暴であるという皮肉も暗示している)。長男か次子かに関係なく、多くの被験者がトラに襲われたため、この仮説はあまり説得力がありません...

Trong quá trình nghiên cứu văn hoá dân gian ở miền Trung, người viết tìm được chứng cứ khác có thể xác định cách gọi “anh Hai” đã có trước thời Khởi nghĩa Tây Sơn (năm 1771), lúc đó Nguyễn Nhạc (là anh cả trong ba anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) đã được Nhân dân địa phương gọi là “anh Hai Trầu”. Trong cuốn “Lễ hội Việt Nam”, bài Lễ hội Quang Trung, các tác giả Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý cũng xác định: “Tại làng Kiên Mỹ còn di tích Bến Trầu - nơi tương truyền ngày xưa Nguyễn Nhạc thường đưa trầu từ phía thượng nguồn về bán ở vùng An Thái, An Nhơn… cho nên Nguyễn Nhạc còn có tên là anh Hai Trầu”.

中部の民俗文化を研究する中で、著者は、西山起義(1771年)以前から「anh Hai」という呼称があったことを示す証拠があります。当時、阮岳(阮岳、阮恵、阮侶の三兄弟の長男)は、地元の人々から「anh Hai Trầu(チャウの長男)」と呼ばれていました。

『ベトナムの祭礼』の「クアンチュン祭礼」の章で、著者のレー・チュン・ヴーとレー・ホン・リーは、次のように述べています。

クイアンミー村には、チャウの港という遺跡があります。伝説によると、昔、阮岳は上流からチャウを運んで、アンタイ、アンホン地区で売っていたそうです。そのため、阮岳は「anh Hai Trầu」とも呼ばれていました。

Như vậy các giả thuyết liên quan đến triều Nguyễn (từ năm 1802) hay thời Pháp thuộc (từ năm 1858) là không thuyết phục, vì cách gọi “anh Hai” thay cho “anh Cả” đã xuất hiện từ trước năm 1771.

したがって、「anh Cả」ではなく「anh Hai」と呼ぶ方法が 1771 年より前に登場したため、グエン王朝 (1802 年以降) やフランス植民地時代 (1858 年以降) に関連する仮説は説得力がありません。

Nguyễn Hoàng mới nói với chị là bà Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phía Nam. Năm Mậu Ngọ (1558) đời vua Anh Tông, Trịnh Kiểm mới tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá. Bấy giờ những người họ hàng ở huyện Tống Sơn cùng những quân lính ở đất Thanh, Nghệ nhiều người đưa cả vợ con theo đi…”.

グエン ホアンは、姉の ゴック バオ(チン キエムの妻)に頼んで、チン キエムに南部への移住を許可してもらう。明穆宗の正徳13年(1558年)、チン キエムはグエン ホアンを承天府の鎮に任命する。当時、トンソン県の親戚や、 タイン や ゲー の地の兵士たちは、妻子を引き連れて多くの人が移住した。

Nhiều thế hệ cư dân miền Bắc vào Nam khai phá theo chính sách của Nguyễn Hoàng đã ý thức được công cuộc tha hương sẽ khó có ngày quay trở lại. Vì vậy, những người dân Nam tiến này đều là những “anh Hai”, “anh Ba”… Vì cuộc mưu sinh trên vùng đất mới, vì muốn thoát khỏi sự trói buộc của luật lệ phong kiến khắt khe, họ phải ra đi nhưng trong lòng vẫn canh cánh nhớ về quê cha đất tổ.

多くの北部の住民が、グエン ホアンの政策に従って南部に移住し、開拓を行った。彼らは、この異郷で生きていくためには、故郷に帰ることは難しいことを理解していた。そのため、これらの南部移住者は、皆「anh Hai」や「anh Ba」と呼ばれた。彼らは、新たな土地での生活や、厳しい封建制度からの解放を求めて故郷を離れたが、心の中では常に故郷を思い続けていた。

Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ trong bài thơ “Nhớ Bắc” (viết năm 1940) có những câu thơ diễn tả tâm trạng này:
“Ai đi về Bắc ta theo với
Thăm lại non sông giống Lạc - Hồng
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”
Ðể tưởng nhớ quê hương, các thế hệ dân cư miền Nam đã giành vị trí “anh Cả” cho những người còn lại ở đất Bắc, nên những người con trưởng sau này được gọi là “anh Hai”, “chị Hai”, lâu dần thành thói quen, thành phong tục, thành truyền thống đạo lý của dân tộc.

詩人・将軍のファン・ヴァン・ネは、1940年に発表した詩「北を想う」の中で、次のような詩句を残しています。

北へ帰る人がいれば、一緒に行こう Lạc-Hong の民の故郷を訪ねよう 剣を携えて開拓の旅に出て以来 千年にわたって、Thăng Long の土地を想い続けている

故郷を想う気持ちを忘れないように、南部に移住した人々は、北部に残った人々に「anh Cả(長男)」の地位を譲りました。そのため、後の世代では、長男は「anh Hai」や「chị Hai」と呼ばれるようになりました。これが、次第に習慣となり、風習となり、そして、民族の倫理伝統となったのです。

Hiện tượng này có nguyên nhân từ truyền thống Nho học và đạo lý xem trọng chữ Hiếu, người con trai cả có vai trò rất lớn trong gia đình: “quyền huynh thế phụ”, khi cha mẹ mất thì người anh cả có trách nhiệm gánh vác việc gia đình, thờ cúng tổ tiên, nuôi dạy các em nên người… Khi cha mẹ còn sống cũng không được đi xa “Phụ mẫu tại, bất khả viễn du”.

この現象は、儒教の伝統と孝行を重んじる倫理観に起因しています。長男は家族の中で非常に重要な役割を果たします。彼は「兄が父親の代わり」であり、父親が亡くなった場合は、家族の責任を負い、先祖を供養し、弟妹を育てなければなりません。また、両親が健在の間は、遠くへ出かけることは許されません。「親が生きてるうちは、遠くへ旅立ってはいけない」というわけです。

Cũng cần nói thêm rằng, người dân miền Nam đã sáng tạo rất nhiều từ những “giá trị văn hoá” gốc của miền Bắc, việc gánh vác gia đình, phụng dưỡng tổ tiên của cư dân miền Nam không còn là vị trí độc tôn của người con trưởng, mà thường giao người con út. Từ đó có quan niệm “giàu út ăn, nghèo út chịu”. Người con út trở thành trụ cột trong gia đình, lo phụng dưỡng cha mẹ già, thờ cúng tổ tiên; nhiều người thứ út cũng được đặt tên Út, thậm chí còn sáng tạo: Út Tám, Út Chín, Út Mười, Út Thêm, Út Nữa, Út Chót, Út Hết…

また、ベトナム南部の人々は、ベトナム北部の「文化的価値」をもとにして、多くの創造をしてきました。ベトナム南部の人々にとって、家族の責任や先祖への供養は、もはや長男の独占的な地位ではなく、しばしば末っ子に託されています。そのため、「裕福なら末っ子が食べる、貧乏なら末っ子が我慢する」という考え方があります。末っ子は家族の支柱となり、両親の老後を支え、先祖を供養します。また、多くの末っ子にも「Út(ウッ)」という名前が付けられ、さらには「Út Tám(8番目の末っ子)」、「Út Chín(9番目の末っ子)」、「Út Mười(10番目の末っ子)」、「Út Thêm(追加の末っ子)」、「Út Nữa(追加の末っ子)」、「Út Chót(最後の末っ子)」、「Út Hết(最後の末っ子)」など、創造的な名前が付けられることもあります。

Liên quan đến cách xưng hô của người miền Nam còn có cách gọi theo thứ của người đối diện, thể hiện thái độ tôn trọng, tránh gọi tên thật, nhất là đối với người lớn tuổi. Ví dụ, người ta thường gọi: chú Hai, chú Ba, chú Út… hoặc anh Hai, anh Ba, anh Tư… Ðây có lẽ là sáng tạo của người miền Nam do ảnh hưởng văn hoá ứng xử phương Tây trong những năm bị thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cai trị, người phương Tây thường gọi họ trong giao tiếp (ông Nguyễn, ông Trần…) để thể hiện sự tôn trọng, thay vì gọi tên (Nguyễn Văn A, Trần Văn B; ông A, ông B…).

ベトナム南部の人々の呼び方は、相手の順位を呼ぶ方法もあります。これは、敬意を表し、特に年配者に対して、本名を呼ばないようにするものです。例えば、chú Hai、chú Ba、chú Út、anh Hai、anh Ba、anh Tưのように呼びます。これは、ベトナム南部の人々が、フランス植民地時代やアメリカ帝国主義時代の影響を受けた西洋の文化的慣習の影響を受けた創造であると考えられます。西洋人は、敬意を表すために、相手の姓を呼びます(例えば、Nguyễn Văn A、Trần Văn B、 ông A、 ông B)。

Ngôn ngữ trong đời sống của người miền Nam đã trải qua quá trình lịch sử, giao lưu, tiếp biến văn hoá hàng trăm năm, xét dưới góc độ văn hoá là “đặc sản” của địa phương, thể hiện bản sắc văn hoá vùng miền, góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú, đa dạng nhưng đậm đà bản sắc dân tộc./.

ベトナム南部の人々の生活における言語は、何百年にもわたる歴史、文化交流、文化的影響を受けてきたものです。文化的な観点から見ると、それは地域の「特産」であり、地域の文化的個性を反映しています。また、ベトナムの文化をより豊かで多様なものにし、民族の伝統を色濃く反映するものにもなっています。

サポートいただきましたお金は、サブ3の達成や伴走活動、マラソン・トレイル大会遠征費用等に使わせていただきます!