“Xây dựng một xã hội muôn màu muôn vẻ” - Từ những câu chuyện được kể lại từ người trong cuộc đến thực trạng của nhóm người LGBT hiện nay

日本語版はこちら
English version is here.


Mở đầu

Với nhận thức về các vấn đề liên quan đến nhóm thiểu số trong xã hội, chúng tôi đã phỏng vấn ông Takahashi Kei-một thành viên của cộng đồng LGBT- về LGBT & giáo dục; đưa ra các vấn đề từ góc độ của những người liên quan; phúc lợi & nhóm thiểu số.

Giới thiệu

Sau thời gian làm giáo viên mầm non, ông Takahashi mở BTOK vào năm 2015 và cùng thành lập FUKUFUKU+ vào năm 2018. Ông cũng làm việc với tư cách là kiểm toán viên/nhà nghiên cứu đặc biệt tại Viện Nghiên cứu Phong cách Làm việc cho Người Khuyết tật. Hiện tại, FUKU/WARAI, một hiệp hội tổng hợp, đã thành lập văn phòng kinh doanh Loại B để hỗ trợ tiếp tục việc làm và tham gia vào các sáng kiến liên quan đến người khuyết tật và nghệ thuật.

LGBT & giáo dục

Watanabe: Thưa ông Takahashi, tôi tin rằng giáo dục trẻ rất quan trọng để tạo nên một xã hội mà ở đó mọi người chấp nhận tính “đa dạng” trong tương lai. Ông nghĩ thế nào về thực trạng giáo dục LGBT hiện nay?

Takahashi: Tôi tin rằng nền giáo dục mà bạn đang nhận được bây giờ và nền giáo dục mà tôi nhận được là khác nhau, vì vậy tôi tự hỏi liệu nền giáo dục hiện tại có tốt hơn không. Trong nền giáo dục mà tôi nhận được, những từ ngữ như “LGBT”, “đa dạng”, “đồng tính nam” và “đồng tính luyến ái” không xuất hiện. Trong sách giáo khoa Nhật, nói về sự đương nhiên của mối quan hệ vợ - chồng và con cái; còn trong giờ sinh học, tôi được dạy rằng tôi sinh ra là để cho thế hệ sau trở nên thịnh vượng, nếu nói như thế thì chắc hẳn nó là sự thật, thế nhưng cũng có một phần trong tôi cảm thấy như mình chẳng đóng góp được gì cho thế giới này vì tôi là người đồng tính. Tôi nghĩ có những người cũng cảm thấy như vậy, không chỉ những người đồng tính, mà cả những phụ nữ không thể có con và những người chọn không kết hôn. Vì vậy, mặc dù tôi cho rằng những từ như “đồng tính luyến ái” vẫn còn hiếm trong giáo dục nhưng tôi cũng cảm thấy việc lạm dụng những từ như vậy là sai lầm. Cuối cùng, tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu cho rằng việc một người đàn ông phải thích một người phụ nữ là điều hiển nhiên sẽ không còn nữa, thay vì hỏi phụ nữ, “Em có bạn trai chưa?”, thì chúng ta nên hỏi “Em có thích người nào không?”.

Watanabe: Vì vậy, ông có nghĩ rằng điều quan trọng là không nên tuân theo những định kiến khi nói đến giáo dục LGBT trong tương lai?

Takahashi: Đúng vậy. Tôi là “gay” nên chỉ có thể nói ở góc độ “gay” thôi, nhưng chắc cũng có những người đồng tính nữ và những người không hề quan tâm đến tính dục, nên nếu nghĩ mà cân nhắc cho những người đó thì tốt nhất nên nói thẳng ra. Điều đó cũng có nhiều khó khăn, nhưng tôi nghĩ quan trọng là không cần nghĩ đến những định kiến.

Watanabe: Liên quan đến nền giáo dục này, tôi tin rằng giáo dục từ khi còn nhỏ cũng rất quan trọng, nhưng ông nghĩ có thể làm gì để trẻ nhận thức rõ hơn về “tính đa dạng” của mỗi người thông qua giáo dục mầm non?

Takahashi: Thật ra thì, hiện tại tôi đang làm việc trong lĩnh vực phúc lợi nhưng ban đầu tôi là giáo viên mầm non. Vì vậy, khi trẻ còn nhỏ, màu sắc của đôi dép đi trong phòng tắm thường được nhắc ở trường mẫu giáo là “Con trai là màu xanh” và “Con gái là màu hồng”, điều đó được nhắc nhiều lần và nó in sâu trong tâm trí mỗi đứa trẻ. Đơn giản mà nói, có rất nhiều màu sắc để lựa chọn, nhưng tôi cảm thấy một anh chàng mặc màu hồng trông sẽ hơi ghê, và tôi nghĩ điều này có liên quan gì đó đến việc định kiến về màu sắc đã in sâu vào tôi từ khi còn nhỏ. Tôi không thể nói chắc chắn, nhưng tôi nghĩ thật kỳ lạ khi nó phải như thế, và tôi tự hỏi liệu nó có khác biệt không giữa “vì là con trai” hay “vì là con gái”. Nếu nghĩ theo hướng cực đoan, nó sẽ trở thành “Lễ hội búp bê thuộc về ai?” hoặc “Mũ Kabuto trong ngày thiếu nhi thuộc về ai?”, nhưng tôi cảm thấy như nó đã in sâu vào từng đứa trẻ, vì vậy tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu cho chúng nhiều lựa chọn hơn. Ví dụ, bạn có thể nói những điều như, "Thật vui khi thấy có một cậu bé chơi trò gia đình (ý là trò chỉ dành cho con gái). Cậu ấy thích chơi trò gia đình nên tôi hy vọng cậu ấy sẽ trở thành đầu bếp trong tương lai." Hoặc, " Nếu có một cô bé thích chiến đấu và chơi đùa bên ngoài, hãy nói với cô ấy rằng cô ấy thật mạnh mẽ hay nói cô ấy có thể bảo vệ bạn trong tương lai”.

Watanabe: Tôi cũng có cảm giác như mình đã có định kiến rằng con trai là màu xanh và con gái là màu đỏ từ khi còn nhỏ, nhưng tôi cảm thấy việc này khó có thể bị đẩy đi quá xa.

Vấn đề xuất phát từ góc nhìn của những người liên quan

Watanabe: Tôi cảm thấy đã có những thay đổi so với trước đây như tăng thêm màu sắc và cơ hội học tập, nhưng liên quan đến việc chấp nhận LGBT, từ góc độ của người liên quan, ông có cảm thấy bất kỳ thay đổi nào trong cuộc sống hàng ngày của mình không?

Takahashi: Cá nhân tôi nghĩ nó đã trở nên rất “khoan dung”. Tôi không thể nhớ tên họ khi còn nhỏ, nhưng tôi nhớ rằng những người đồng tính nam và đồng tính luyến ái xuất hiện trên TV đều là những cá nhân tài năng. “Onee (một kiểu đồng tính nam) đang đến và tôi cảm thấy thật ghê” trở thành một cậu nói đùa. Và bây giờ khi đã trưởng thành, từ góc độ của các đài truyền hình, để tăng lượng người xem, người ta gọi "đồng tính nam" hay "đồng tính luyến ái" để dễ hiểu hơn. Nhưng khi còn là một đứa trẻ và cũng là một người đồng tính, tôi cũng không thể nói về điều đó với những người xung quanh, thì đó là cách duy nhất tôi có thể tưởng tượng mình là người lớn.Khi lớn lên, tôi thì không dùng từ Onee nhưng nếu nói tôi là gay thì sẽ khiến người ta cảm thấy không ổn. Tuy nhiên, gần đây, trên TV, những người nổi tiếng như Matsuko không còn bị chê cười nữa mà có một số được khen ngợi, đồng thời cũng có những người nổi tiếng và vận động viên công khai là người đồng tính, ngày càng có nhiều người công khai và tôi có cảm giác như họ đang hòa nhập. Ngày càng nhiều trường hợp như vậy hơn so với trước đây nên tôi cảm thấy mình có thể nhìn thấy rõ hơn hình ảnh người lớn mà mọi người bây giờ khao khát có được. Tôi cũng cảm thấy xã hội đang dần chấp nhận điều này. Vì vậy, cá nhân tôi nghĩ nó tốt hơn trước.

Watanabe: Đúng vậy, tôi đã thấy rất nhiều người nổi tiếng gần đây xuất hiện trên tin tức, vì vậy tôi nghĩ quan điểm của ông rất chính xác.

Watanabe: Còn về vấn đề công khai giới tính, ông có nghĩ những điều khó khăn khi công khai đang thay đổi không?

Takahashi: Phải nói thế nào nhỉ? Tôi nghĩ những khó khăn khi công khai vẫn còn tồn tại. Tùy vào mỗi người, có người thoải mái khi công khai nhưng cũng có người cảm thấy không như vậy, và tôi vốn là kiểu người không thể công khai, nên chỉ khi cần thiết tôi mới công khai một phần nào đó. Thế nhưng tôi nghĩ việc công khai cũng đem lại kết quả tốt. Nhìn chung, cá nhân tôi không thực sự khuyên bạn nên công khai, tôi chỉ nghĩ rằng bạn có thể công khai khi bạn muốn, miễn là an toàn.

Watanabe: Tôi hiểu rồi. Việc công khai cũng không hẳn là chuyện tốt nhỉ.

Takahashi: Như tôi đang nói, có những người công khai và bị cha mẹ cắt đứt quan hệ, bởi vì thế hệ cha mẹ họ thiếu hiểu biết nên sẽ nói những câu như “Khi nào thì bệnh sẽ khá hơn?” hay như “Hãy đi bệnh viện đi”. Vì vậy có một số người đã quyết định không bao giờ nói gì nữa. Tôi khó nói ra vì tôi thân thiết với bố mẹ mình, và trong trường hợp của tôi, tôi lo nếu mình công khai sẽ làm bố mẹ buồn, và tôi sẽ không được gặp các cháu nữa. Và tôi cảm thấy như mình phải chịu trách nhiệm vì là người đồng tính. Tôi có những người bạn đồng tính nói rằng sẽ được coi là hiếu thảo nếu không nói cho bố mẹ biết vì họ không biết gia đình sẽ phản ứng như thế nào.

Watanabe: Đúng là việc bạn thân thiết với gia đình không có nghĩa là bạn sẽ dễ dàng công khai nhỉ.

Takahashi: Ngoài ra, tôi đến từ một vùng nông thôn ở Nagano và tôi lo lắng rằng nếu tôi công khai, không chỉ bố mẹ tôi mà cả các cháu trai và cháu gái của tôi cũng sẽ bị bắt nạt. Tôi không muốn các cháu của mình bị bắt nạt vì chú của chúng là một người đồng tính. Vì vậy, tôi nghĩ thực tế là thật khó để nói điều gì đó. Có thể việc nói với bạn bè trở sẽ dễ dàng hơn nhờ ảnh hưởng của truyền thông, nhưng tôi nghĩ về cơ bản nó không thay đổi.

Watanabe: Tôi hiểu rồi. Khi nói đến việc chấp nhận người đồng tính của những người xung quanh, ý ông là việc công khai cũng không hẳn là tốt.
Tôi tự hỏi liệu việc công khai có thực sự tạo ra thành kiến hay không.

Takahashi: Đúng vậy. Như vừa nói, việc công khai không có nghĩa là ngay lập tức ngày mai họ sẽ thay đổi 180 độ, họ sẽ không thay đổi nhiều đến thế. Có một kiểu định nghĩa, xem việc công khai như một tiêu chí để dễ dàng đo lường, nhưng có những lúc tôi tự hỏi liệu việc công khai là điều tốt hay tốt hơn là không nên công khai. Cuối cùng, tôi hy vọng mọi người có thể nói điều tương tự. Khi tôi công khai, một điều khiến tôi cảm thấy không thoải mái là khi mọi người nói với tôi, “Tôi rất vui vì bạn đã công khai” hoặc “Lẽ ra bạn nên nói với mọi người ”. Nhưng tôi đã rất thắc mắc rằng những người đàn ông thông thường không đi loanh quanh và nói “Tôi thích phụ nữ”, vậy tại sao tôi phải đi loanh quanh và nói “Tôi thích đàn ông?”. Tôi nghĩ việc đó không phải là lại khác nhau sao, sẽ tốt hơn nếu nghĩ rằng “Ai thích ai không thực sự quan trọng.''

Watanabe: Tôi đã đọc một bài phỏng vấn trước đây của ông vào năm 2019 và thấy ông nói về các tiêu chuẩn liên quan đến việc công khai và cần có sự nỗ lực từ cả phía người thực hiện và phía người nhận. Liên quan đến việc đó, tôi muốn nghe suy nghĩ của ông về vấn đề công khai.

Takahashi: Tôi nghĩ đây thực sự là một vấn đề khó khăn. Như đã nói trước đó, trong trường hợp tôi công khai là gay, nếu tôi nói việc đó với tất cả mọi người thì nó không có vấn đề gì cả. Nhưng ví dụ nếu tôi chỉ công khai với mình bạn thì bạn và tôi có chung một bí mật và chúng ta phải giữ bí mật đó. Và bạn cũng không thể nói với người khác tôi là gay. Tôi chắc rằng sẽ có những lúc bạn nói chuyện với bạn bè, nhưng khi nói đến chuyện công khai, cuối cùng bạn sẽ phải tự mình giải quyết tất cả. Nếu bạn không thể chịu đựng được nữa và tìm kiếm lời khuyên từ ai đó, đó cũng là một kiểu công khai không phải hay sao? Tôi cũng nghĩ cho bản thân, thế nhưng một trong những khó khăn khi công khai là bạn có thể tạo gánh nặng cho người được chia sẻ, từ việc không thể chia sẻ với những người khác nữa.

Watanabe: Ông có thể nghĩ ra biện pháp nào không?

Takahashi: Tôi nghĩ cách để không liên quan đến “công khai” là không chỉ để những người liên quan mà cả những người đã công khai có thể nói về vấn đề đó ở một nơi kín đáo hơn, chẳng hạn như cơ quan hành chính hoặc phòng tư vấn qua điện thoại về sức khỏe tâm lý. Tôi nghĩ nếu cứ như vậy thì công khai sẽ trở nên ít hơn. Tôi nghĩ rằng cũng cần một nơi liên lạc để họ có thể tìm kiếm lời khuyên.

Watanabe: Điều quan trọng là tạo ra một nơi mà mọi người có thể nói chuyện. 
Trong quá trình học, tôi đã học được từ “đồng minh”(Ally) và tôi nghĩ điều quan trọng là đứng trên lập trường của người khác để thấu hiểu và cảm thông với họ.

Takahashi: Tôi đồng ý. Chỉ có một điều tôi muốn nói về “đồng minh”. Khi tôi nói về việc mình là gay, một số người nói rằng không sao vì họ là “đồng minh” và họ hiểu vì họ cũng có rất nhiều bạn đồng tính. Nhưng ngay cả khi là “đồng minh”, thì cũng chỉ mới là lần đầu gặp mặt, nên sẽ không có chuyện vì bạn là “đồng minh” nên tôi sẽ chia sẻ hết cho bạn. Tôi hy vọng rằng các “đồng minh” cũng sẽ hiểu được điều đó. Ví dụ, tôi không nghĩ rằng vì là học cùng trường nên chúng ta có thể trở nên thân thiết, hay cũng không có chuyện như gặp được người Nhật ở nước ngoài và chúng ta có thể trở nên thân thiết rồi nói hết các bí mật của mình. Tôi rất vui vì họ đang tìm hiểu về các vấn đề LGBT và cố gắng hiểu chúng, nhưng ngay cả khi họ nói với tôi rằng có thể chia sẻ bất cứ điều gì vì họ là “đồng minh”, thì tôi vẫn nghĩ trước hết họ sẽ phải tìm hiểu và kết thân trước đã.

Watanabe: Đúng vậy. Thay vì xem những nhóm người đặc biệt về giới tính như một phạm trù chung, tôi nghĩ điều quan trọng là phải nhìn nhận họ với tư cách một cá nhân.

Phúc lợi và nhóm thiểu số

Watanabe: Tiếp theo, tôi muốn nghe về các nhóm thiểu số từ góc độ phúc lợi.

Takahashi: Đầu tiên, hãy nói về LGBT trong nhóm người khuyết tật. Họ thuộc nhóm “thiểu số kép” (double minority) và tôi cũng có một số người bạn là người khuyết tật, như là một người bạn đồng tính bị khiếm thính, hay người bị thiểu năng trí tuệ có lẽ anh ấy thích một bạn nam. Những người đồng tính như chúng tôi, những người được gọi là khỏe mạnh, có đủ mọi phương thức để gặp gỡ mọi người, nhưng tôi nghĩ họ khó tham gia cộng đồng vì họ bị khuyết tật. Dù là đồng tính hay dị tính, vì có khuyết tật nên vẫn có một rào cản rất lớn khiến việc hòa nhập cộng đồng trở nên khó khăn, nên tôi nghĩ chúng ta cần phải loại bỏ rào cản đó trước tiên. Khi mọi người nói rằng những kẻ giết người đều có vấn đề về thần kinh, mặc dù có nhiều vụ giết người từ những người khỏe mạnh hơn, nhưng mọi người vẫn nói rằng người khuyết tật thật đáng sợ hoặc chúng ta không biết họ đang suy nghĩ điều gì. Bởi vì tôi chưa bao giờ tham gia, cũng không có kiến thức về nó nên cá nhân tôi cũng muốn được cùng mọi người tham gia về mặt đó. Ví dụ, ở trường tiểu học và trung học cơ sở, người khuyết tật và người bình thường được tách riêng, nhưng tôi mong muốn có nhiều cơ hội hơn để các em có thể học cùng nhau và tạo ra một nơi để các em có thể tương tác với nhau một cách tự nhiên. Tôi cũng mong có nhiều kết nối hơn trong lĩnh vực về người khuyết tật.

Watanabe: Hiện tại ông đang tham gia vào những hoạt động nào? 

Takahashi: Hiện tại, tôi đang làm việc tại một nơi dành cho người khuyết tật đến làm việc, một cơ sở hỗ trợ việc làm loại B. Thông thường bạn sẽ làm việc theo Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động, do đó sẽ có mức lương tối thiểu và thời gian nghỉ giải lao, nhưng có thể nói, hỗ trợ việc làm loại B không tuân thủ Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động. Một số người cảm thấy khó khăn khi làm việc ở những nơi mà họ không thể nghỉ làm hoặc phải làm việc nhiều giờ liền.Chúng tôi yêu cầu những người đến đó vẽ tranh cho chúng tôi. Tôi đang làm việc để truyền bá nghệ thuật rộng rãi hơn trên khắp thế giới và để làm được điều đó, tôi làm việc cung cấp dịch vụ cho thuê tác phẩm nghệ thuật cho các công ty. Đó là một công việc mà số tiền trao đổi được dùng làm tiền lương cho những người đến làm việc. Thông qua công việc này, tôi đã được gắn bó với phòng hành chính và các công ty. Khi đó, cộng đồng địa phương có thể nói rằng thay vì người khuyết tật đến thì hôm nay anh Tanaka từ Atelier Nitto Knit lại đến. Khi tôi gặp khó khăn, tôi sẽ hỏi anh Tanaka có chuyện gì vậy. Chúng tôi đang thực hiện các hoạt động cho phép những người khác, không chỉ nhân viên phúc lợi, mà những người dân ở địa phương cũng tham gia và chúng tôi muốn mở rộng hoạt động này.

Watanabe: Đó là một hoạt động tuyệt vời. Những bức tranh do người khuyết tật vẽ thì đã được dùng ở những công ty nào vậy?

Takahashi: Như nhiều bạn đã biết, nó được gọi là Kokuyo. Ở khu vực xung quanh đây chính là Yoko Uchida, một nhà sản xuất đồ nội thất văn phòng lớn. Tôi cũng đặt chúng ở bệnh viện, văn phòng thuế và những nơi tương tự khác.

Watanabe: Ông có hướng đi nào trong tương lai không, chẳng hạn như ông muốn làm gì trong tương lai?

Takahashi: Bố tôi bị khiếm thị và chỉ có thể nhìn qua lỗ trên thẻ thư viện. Khi ở tuổi 30, công việc duy nhất ông có thể làm là bác sĩ chỉnh hình. Thực ra ông ấy đang được đào tạo để trở thành một đầu bếp và có một nhà hàng, nhưng ông ấy nói rằng ông ấy không thể kiếm được số tiền lớn như vậy vì tình trạng khuyết tật của mình. Vì vậy, ông ấy đã làm việc như một bác sĩ chỉnh hình. Đó là điều tôi đang nghĩ, tôi tự hỏi tại sao một người khuyết tật ngang bằng với mọi người lại bị giới hạn phạm vi công việc của mình. Ví dụ: nếu bạn sinh ra ở Tokyo, bạn có thể đến nhiều cơ sở dành cho người khuyết tật bằng xe buýt và tàu, nhưng nếu bạn sinh ra ở vùng nông thôn, bạn chỉ có thể đi đến những nơi quanh đó. Khi đó, tôi chỉ làm việc ở những cơ sở gần đó, chẳng hạn như cho đóng phong bì hoặc đi dọn dẹp công viên. Nếu vậy, chúng tôi sẽ chuyển đến Tokyo, nhưng sẽ khó để chúng tôi chuyển đi một mình, hoặc cùng gia đình. Đó là lý do tại sao tôi bắt đầu hoạt động hiện tại của mình ở Phường Koto (một trong những phường ở trung tâm Tokyo), nhưng tôi muốn tạo ra nhiều việc làm ở những khu vực khác để mọi người có thể lựa chọn công việc và sở thích của mình. Trước hết, tôi lựa chọn những công việc với nghệ thuật. Trong các lĩnh vực khác, người khuyết tật có thể làm việc tại khách sạn và tôi muốn tăng thêm nhiều lựa chọn mà người khuyết tật có thể làm, không chỉ đối với công việc của người khuyết tật mà còn đối với người khuyết tật, chẳng hạn như hỏi xem họ có thể giúp nuôi lươn hoặc điều hành một khách sạn ở Nagano.

Watanabe: Vâng, khi tôi nghĩ về công việc của người khuyết tật ở Nhật Bản, tôi có hình dung rằng họ làm việc ở phụ giúp phía sau, và tôi nghĩ rằng nếu nó trở thành công việc họ thích, thì sự tham gia của họ với chúng ta sẽ tăng lên và nó sẽ dẫn đến ước mơ và sự tự hoàn thiện của họ.


Sau buổi phỏng vấn

Mỗi lời nhận xét của ông Takahashi đều chứa đầy sự quan tâm và tử tế. Từ kinh nghiệm và quan điểm độc đáo của chính mình, chúng tôi biết rằng ông Takahashi là người đang hành động để tạo ra một thế giới trong đó những người thiểu số về giới tính và người khuyết tật có thể dễ dàng sống và biến ước mơ của họ trở thành hiện thực. Tôi học được điều quan trọng là không nhìn họ như những cá thể độc nhất mà phải coi họ như những con người sống trong cùng một thế giới hiện đại. Tôi hỏi một số câu hỏi mơ hồ và không nói nên lời, nhưng ông Takahashi đã rất nhiệt tình khi đưa ra những lời động viên và tôi đã có được khoảng thời gian đầy ý nghĩa. Cảm ơn rất nhiều.


Câu chuyện bên lề về LGBT, hãy nhấn vào đây.


この記事が気に入ったらサポートをしてみませんか?