Hai nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày, tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột bị lộ ra. Vết loét ở tá tràng chiếm 85% – 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 50% – 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 20%- 25% trong các trường hợp bị mắc bệnh.

Hai nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là vi khuẩn sống trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nó làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ dạ dày, vi khuẩn HP tiết ra chất kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit hơn, đồng thời tạo nên một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy. Sự tác động này khiến cho niêm mạc dạ dày dễ dàng bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, từ đó gây ra tình trạng viêm loét dạ dày-tá tràng. Ở môi trường acid trong dạ dày vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.

Theo một số thống kê cho thấy ở nước ta số người bị nhiễm vi khuẩn HP lên tới trên 70%, nhiều hơn so với số người nhiễm loại vi khuẩn này trên toàn thế giới là 50%.

Vi khuẩn HP là một nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư dạ dày. Còn việc nhiễm vi khuẩn HP có chuyển sang ung thư dạ dày hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ địa của từng người, chế độ ăn uống và độc tính của vi khuẩn. Vi khuẩn HP được Tổ chức Ung thư Quốc tế xem như là thủ phạm số một gây ra ung thư dạ dày và khuyến cáo rằng không có HP sẽ làm giảm ung thư dạ dày. Cần phải khẳng định rằng vi khuẩn HP là một trong các nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày, chứ không phải cứ có vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP lây qua đường nào?
Vi khuẩn HP lây lan từ người có mang vi khuẩn sang người không mang vi khuẩn là rất nhiều, và rất phổ biến và thường lây lan qua 3 con đường như sau:

Đường miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành. Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao.

Đường phân-miệng: Vi khuẩn đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống, tắm rửa ao hồ, nguồn nước không sạch sẽ cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.

Đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,… Nên việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng cho các đối tượng khác nhau là cần thiết để tránh lây nhiễm HP.

Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao do bố mẹ hay người thân nhiễm vi khuẩn có thói quen hôn môi trẻ, mớm thức ăn cho trẻ…

Số người nhiễm khuẩn HP là rất nhiều nhưng cũng có rất nhiều người nhiễm HP mà không bị ảnh hưởng hay có vấn đề gì về bao tử hay đường tiêu hóa. Không phải ai bị nhiễm khuẩn HP cũng cần phải điều trị và loại bỏ nó mà chỉ những trường hợp bị viêm loét dạ dày-tá tràng, ung thư dạ dày đã được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu mới phải điều trị.

Thường xuyên sử dụng thuốc các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm
Đây là nguyên nhân thứ hai sau nhiễm vi trùng Helicobacter pylori. Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, giảm đau ở người lớn tuổi, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây viêm loét dạ dày, tá tràng.

Một số nguyên nhân khác gây ra viêm loét dạ dày tá tràng
Thường xuyên hút thuốc lá và uống bia rượu (hoặc các loại nước uống có cồn khác).

Trong khói thuốc lá có chứa hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe của bạn, trong đó đặc biệt là chất nicotine. Chất nicotine gây kích thích cơ chế để tiết ra nhiều cortisol, đây là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

Căng thẳng thần kinh (stress)

Những người hay bị căng thẳng, lo lắng có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cao hơn những người khác, bởi các căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết axit trong dạ dày.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ

Việc sinh hoạt cá nhân không điều độ như thức khuya, bỏ bữa ăn sáng hay là việc ăn uống không đúng giờ giấc, thói quen ăn khuya, lười vận động… không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn là yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Xem thêm: https://chatdocdacam.vn/viem-loet-da-day-la-gi-co-nguy-hiem-khong-trieu-chung-va-dieu-tri.html

この記事が気に入ったらサポートをしてみませんか?