Tìm hiểu bệnh gai cột sống thắt lưng

Bệnh xảy ra tại vùng thắt lưng nên gây ra nhiều hạn chế trong vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để tìm hiểu rõ bệnh gai cột sống lưng và cách chữa trị an toàn, mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Gai cột sống thắt lưng là gì?

Theo chuyên gia cơ xương khớp, gai cột sống là căn bệnh gây nên do sự thoái hóa ở các khớp xương cột sống. Nó gây ra hiện tượng mọc gai xương ở trên bề mặt hoặc xung quanh đĩa sụn, thân đốt sống và hệ thống dây chằng ở quanh khớp.

Nhiều người quan niệm rằng nguyên nhân gây gai cột sống thắt lưng là do chúng ta tiêu thụ quá nhiều canxi. Lượng canxi dư thừa sẽ tích tụ lại các các đầu xương tạo thành gai. Vì thế, phải hạn chế ăn canxi để tránh bệnh thêm trầm trọng. Tất cả đều là quan niệm sai lầm.

Thực tế thì hầu như 95% trường hợp không đáp ứng đủ lượng canxi mà cơ thể cần sử dụng trong 1 ngày. Thông thường hệ xương khớp cần tới 800 – 1000mg canxi để duy trì sự dẻo dai, thế nhưng chúng ta đa số chỉ hấp thu khoảng 500mg/ngày, thậm chí ít hơn. Vì thế, chuyện canxi dư thừa gây gai cột sống thắt lưng là hoàn toàn sai lầm.

Bệnh gai cột sống thắt lưng (còn gọi là thoái hóa cột sống thắt lưng) là tình trạng thoái hóa đĩa đệm gây nên những cơn đau nhức ở thắt lưng. Khi sụn khớp của đĩa đệm bị thoái hóa sẽ khiến các tế bào sụn suy giảm hoặc không còn chức năng tái tạo lại, làm lực phân bổ trên thân đốt sống không đều. Do vậy, xương mâm đốt sống chịu tải cao dẫn tới hình thành gai xương ở bên cạnh hoặc đằng trước thân đốt sống.

Triệu chứng gai cột sống thắt lưng là gì?

Hầu hết những người trên 60 tuổi thường mắc bệnh gai đốt sống lưng nhưng lại không hề hay biết cho đến khi cầm trong tay tấm hình chụp X-Quang.

Gai cột sống thắt lưng thường không có biểu hiện cụ thể. Đa số bệnh nhân bị vôi hóa cột sống thắt lưng sẽ không cảm nhận được cơn đau nhức nặng nề và có thể chịu đựng được tình trạng đau dữ dội tới vài ngày. Những triệu chứng gai cột sống thắt lưng thường bao gồm:

- Đau tập trung ở vùng giữa thắt lưng hoặc lan tỏa xuống háng, chân.

- Nếu bị chèn ép dây thần kinh, người bệnh cảm thấy đau tay, chân và cơ bắp yếu. Còn nếu ống tủy bị thu hẹp quá, người bệnh có rối loạn đại tiện.

- Cơn đau có thể dai dẳng tới 6 tuần.

- Người bệnh cảm thấy đau nhiều hơn khi ngồi, đứng, đi, nằm. Nếu đứng lâu gây nên cơn đau dữ dội. Tương tự, khi khuân vác nặng hoặc đứng khom người ra phía trước cũng sẽ đau như vậy.

- Bị mất cân bằng cơ thể.

Gai cột sống lưng và cách chữa trị

Bệnh gai cột sống thắt lưng không gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh nhưng nếu không có cách chữa trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khó lường như teo cơ, liệt cột sống, gai cột sống liên hoàn… Để có kết quả chữa trị bệnh gai cột sống cao, an toàn, người bệnh nên làm theo sự chỉ định của chuyên gia xương khớp. Vậy gai cột sống thắt lưng có chữa được không?

Trong trường hợp gai cột sống không gây đau thì không cần điều trị bằng thuốc. Việc trị liệu chỉ cần áp dụng phương pháp giảm sức nặng lên cột sống lưng, không làm việc nặng nhọc, nên giảm cân, điều chỉnh chế độ ăn uống, có tư thế làm việc, đi, đứng, nằm hay ngồi thẳng lưng.

Còn đối với bệnh nhân có những triệu chứng lâm sàng trên thì các chuyên gia xương khớp thường điều trị theo hướng bảo tồn, tức là không mổ hay cắt bỏ gai bởi gai có thể mọc lại ngay sau đó. Họ thường áp dụng các cách chữa trị gai cột sống sau:

- Sử dụng chườm nóng, lạnh để giảm cơn đau nhức.

- Dùng thuốc giảm đau thông thường, kháng viêm không steroid, thuốc chống rung giật,…

- Sử dụng biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, châm cứu, đi bộ, bơi lội.

- Dùng dụng cụ nâng đỡ lưng như nẹp thắt lưng để giảm bớt gánh nặng lên đốt sống.

- Kết hợp phương pháp chữa bằng hồng ngoại, điện xung, sóng ngắn,…

- Có chế độ ăn uống, tập luyện hàng ngày khoa học.

Tìm hiểu thêm: https://chatdocdacam.vn/benh-gai-cot-song-that-lung-la-gi-trieu-chung-nguyen-nhan-cach-dieu-tri.html

この記事が気に入ったらサポートをしてみませんか?