見出し画像

Tại sao các công trình La Mã cổ đại được xây dựng bằng đá cẩm thạch?

Vì sao các khu vực quanh Địa Trung Hải đầy rẫy “tàn tích đá cẩm thạch” ?

Parthenon, Đấu trường La Mã, Venus de Milo và tượng David được coi như một trong những biểu tượng của nền văn hóa Hy Lạp, La Mã và Phục hưng cổ đại. Chắc hẳn các bạn cũng đã từng biết đến nó trong cuốn sách giáo khoa về lịch sử thế giới. Hầu hết, những kiến trúc này đều được xây dựng bởi đá cẩm thạch.

Parthenon được xây dựng bởi đá

 Đá cẩm thạch, còn có biệt danh là "đá vôi kết tinh", thực chất nó là một loại đá vôi. Loại vật liệu này hình thành từ san hô cổ và vỏ sò được kết tinh lại bởi sức nóng và áp suất của magma trong lõi trái đất.

Nơi khai thác đá cẩm thạch

Điều kiện cần và đủ để tạo ra vật liệu này phải là một đại dương ấm áp, một đại dương được ban tặng những rạn san hô trù phú.
Tuy nhiên, biển Địa Trung Hải hiện tại không đủ ấm để hình thành các rạn san hô quy mô lớn như vậy. Vĩ độ của nó gần giống với vùng Tohoku của Nhật Bản. Vậy tại sao các nền văn minh này lại xuất hiện nhiều đá cẩm thạch như vậy? Phải chăng Địa Trung Hải đã từng là vùng biển phía Nam ấm áp?

Biển Địa Trung Hải - thiên đường trên mặt đất

Trong quá khứ, biển Địa Trung Hải được gọi là đại dương Tethys.

Ở môn địa lý ở trường phổ thông, chúng ta nghiên cứu lý thuyết về sự trôi dạt lục địa.
Lý thuyết trôi dạt lục địa là lý thuyết cho rằng các lục địa di chuyển quanh Trái đất trong một khoảng thời gian rất rất dài. Cách đây rất lâu, khoảng 250 triệu năm trước, một lục địa tên là "Pangaea" đã được hình thành khi các lục địa di chuyển. Người ta nói rằng lục địa này đã chia thành Laurasia và Gondwana. Hình dáng của lục địa trái đất hiện tại là thành quả của một quá trình dịch chuyển như thế.

Đại dương Tethys

Khoảng 180 triệu năm trước, khi Pangea tách thành các lục địa Laurasia và Gondwana , vùng biển tồn tại giữa hai lục địa là Biển Tethys, được gọi là Biển Paleo-Địa Trung Hải.
Đại dương Tethys kéo dài từ khu vực ngày nay là Địa Trung Hải đến Trung Á và từ dãy Himalaya đến miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á .
Điều đặt biệt ở đây là biển Tethys lúc đó kéo dài dọc theo đường xích đạo. Các rạn san hô có lẽ đã phát triển mạnh ở vùng nước nông dọc theo bờ biển tại thời điểm này. Thời gian dần trôi, các lục địa Châu Phi và Âu Á được nối với nhau bằng cách chặn biển Tethys. Sau đó, Ấn Độ tách khỏi Gondwana và di cư qua biển Tethys Hai bên va chạm vật lý với nhau. Di sản của sự va chạm đó là nếp nhăn khổng lồ - dãy núi Himalaya.

Biển Tethys là lý do khiến dầu có thể được khai thác ở Trung Đông.

Hãy lần theo dấu vết của Biển Tethys từ tây sang đông. Có rất nhiều đá cẩm thạch dọc theo bờ biển Địa Trung Hải của Châu Âu, được tạo ra từ ``Địa Trung Hải Cũ'', nơi từng là vùng biển ấm áp. Đây là lý do tại sao có nhiều di sản lịch sử bằng đá cẩm thạch quanh Biển Địa Trung Hải.
Ngoài ra, loại đất đỏ có tên ``Terra Rossa'' được phân bố ở Ý và Tây Ban Nha. " Terra Rossa " là đất được làm từ đá vôi phong hóa. Cảnh quan Địa Trung Hải với đất đỏ và các tòa nhà bằng đá cẩm thạch chính là tàn tích của Biển Tethyan cổ đại.
Nếu di chuyển xa hơn về phía đông, chúng ta có thể thấy Trung Đông hiện tại, Ả Rập Saudi, Iraq, Iran, v.v. Chúng ta gọi nó làTrung Đông.
Khu vực Trung Đông, đặc biệt là Vịnh Ba Tư, có trữ lượng dầu mỏ dồi dào. Dầu mỏ tại nơi này đã được lắng đọng dưới đáy đại dương từ lâu, được hình thành bởi sự tích tụ xác của các sinh vật phù du như plankton . `` Đáy đại dương cổ đại '' này thực ra chính là đáy đại dương của Biển Tethys.

Đá cẩm thạch có cái tên khác khi chuyển qua tiếng Hán -大理石

Dãy Himalaya được hình thành khi Ấn Độ va chạm với lục địa Á-Âu, và khi đó đáy biển là biển Tethys đã được nâng lên đáng kể. Bằng chứng là tại đây đã tìm thấy các hóa thạch của các sinh vật sinh sống trong lòng đại dương có trong các lớp đá vôi.
Biển Tethys trước đây kéo dài đến miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á, và dấu vết cũng có thể được tìm thấy ở những khu vực này .
Có một thị trấn tên là Đại lý (大理) "Dali" ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Đại Lý ngày xưa tồn tại như một quốc gia, đồng thời cũng có mối liên hệ với nhà Tống của Trung Quốc. Đá được sản xuất ở Đại Lý được gọi là đá Đại Lý (大理石), tiếng Việt gọi là đá cẩm thạch.

Đại lý - Vân Nam Trung Quốc

Xa hơn về phía đông là cảnh quan Quế Lâm, cũng là Di sản Thế giới. Ở đây bạn có thể thấy một địa hình được gọi là Karst - tiếng Việt gọi là Các -xtơ, nơi các tầng đá vôi bị nước mưa xói mòn và phần còn lại nhô lên như những tòa tháp. Vịnh Hạ Long của chúng ta cũng giống vậy. Có nhiều núi đá vôi tháp chìm xuống biển và vô số hòn đảo đá vôi tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp.

Đá cẩm thạch", bắt nguồn từ tên của quốc gia miền nam Trung Quốc, lại trở thành nguyên liệu để tạo nên những công trình, tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời tại Hy Lạp và La Mã. Sự gắn kết giữa lịch sử, địa lý, văn hóa và kiến trúc thật nhiều thú vị.

この記事が気に入ったらサポートをしてみませんか?