見出し画像

Dependency Theory - Lý thuyết phụ thuộc và thương mại quốc tế

 Các nước giàu cho rằng đó không phải lỗi của họ nếu nước nghèo vẫn nghèo. Đúng hơn, điều cần thiết là mỗi người đều được hưởng lợi từ các mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, vào những năm 1960, nhà kinh tế học người Đức Andre Gunder Frank cho rằng các chính sách phát triển ở thế giới phương Tây vốn được định hướng bởi thương mại và đầu tư tự do, nhưng kết quả đã gây ra sự chia rẽ bởi toàn cầu hóa. Trong chính sách này, lợi thế của nước giàu không thay đổi, còn nước nghèo dù có tiến xa đến đâu vẫn nghèo. Frank gọi đây là “Lý thuyết phụ thuộc - Dependency Theory”.

Nhà kinh tế học người Đức Andre Gunder Frank

Bối cảnh lịch sử

・1841: Nhà kinh tế học người Đức Friedrich List lập luận chống lại thương mại tự do và bảo vệ các chính sách bảo hộ ở thị trường nội địa.
・1949-1950: Hans Singer và Raúl Prebisch lập luận rằng các điều kiện thương mại giữa nước nghèo và nước giàu xấu đi theo thời gian.
・1974-2011: Nhà xã hội học người Mỹ Immanuel Wallerstein phát triển lý thuyết phát triển của Frank và đưa ra lý thuyết hệ thống thế giới. Lý thuyết này sử dụng khuôn khổ lịch sử để giải thích những thay đổi liên quan đến sự trỗi dậy của thế giới phương Tây.

Mất cân bằng thương mại

 Các nước phương Tây giàu có chưa bao giờ là đứng trên lập trường kinh tế của một nước nghèo để tạo ra luật chơi toàn cầu. Vì lý do này, nhiều nhà kinh tế cho rằng các chính sách hỗ trợ sự phát triển của các nước phát triển ngày nay khó có thể mang lại lợi ích cho các nước nghèo hơn .

 Tự do hóa thương mại quốc tế thường được các nhà kinh tế ca ngợi như một con đường đảm bảo để hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, theo lý thuyết phụ thuộc của Frank, những chính sách như vậy thường dẫn đến tình huống các nước giàu tiếp tục có lợi thế hơn các nước nghèo. Các nước đang phát triển sản xuất nguyên liệu thô, được các nước giàu mua, sử dụng để tạo ra sản phẩm, sau đó mua bán trong nội bộ hoặc giữa các nước phát triển. Điều này dẫn đến một hệ thống thương mại mất cân bằng.

Hầu hết thương mại của các nước nghèo được thực hiện với các nước giàu, nhưng thương mại của các nước giàu chỉ được thực hiện trong phạm vi quốc gia của họ hoặc giữa các nước phát triển. Một tỷ lệ nhỏ thương mại diễn ra giữa các nước đang phát triển. Kết quả là, các nước nghèo - vì họ giao thương với các nước lớn hơn, giàu hơn và hùng mạnh hơn nhiều - vẫn dễ bị tổn thương và bị từ chối tiếp cận các điều kiện thương mại thuận lợi mà họ cần để phát triển. 

Những lực lượng này đang dẫn đến sự tách biệt nền kinh tế toàn cầu khỏi vùng ngoại vi, với trung tâm của vòng tròn của cải vẫn là các quốc gia phát triển lâu đời. Nền kinh tế của các nước nghèo cũng có xu hướng được tổ chức theo hướng không thu hút được đầu tư, mặc dù ai cũng hiểu đây chính là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào. Khi các nước giàu mang công nghiệp và đầu tư đến các nước nghèo, họ muốn nói rằng họ đang giúp các nước nghèo phát triển kinh tế .

Nhưng thay vì tái đầu tư vào nền kinh tế địa phương, các nhà lý thuyết phụ thuộc cho rằng nguồn lực địa phương thường bị khai thác, người lao động được trả lương thấp và lợi nhuận được chuyển cho các cổ đông nước ngoài.

Nghèo đói vẫn bám đuổi rất nhiều quốc gia trên thế giới

 Một số nước nghèo đang tìm kiếm những khả năng thay thế. Thay vì mở cửa cho thương mại thế giới, toàn cầu hóa và đầu tư nước ngoài, họ đang lựa chọn điều hoàn toàn ngược lại: sự cô lập.

Hầu hết người ta cho rằng sự phát triển ngoạn mục của các nền kinh tế con hổ châu Á như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc cũng như sự phát triển kinh tế đáng kể của Trung Quốc chứng tỏ thương mai quốc tế, toàn cầu hóa chính là bàn đạp để các quốc gia này phát triển chưa từng có trong tiền lệ. Đối với các nền kinh tế khổng lồ này, thương mại quốc tế là động lực thúc đẩy tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh chóng. Gần đây hơn, lý thuyết phụ thuộc tiếp tục tái diễn trong các phong trào chống toàn cầu hóa vốn tiếp tục thách thức các cách tiếp cận cổ điển.

Nguyên nhân của sự kém phát triển của đất nước không phải là sự tồn tại dai dẳng của các hệ thống cũ rích và thiếu vốn. Nó được tạo ra bởi sự phát triển của chính chủ nghĩa tư bản.

Xuất khẩu không đồng đều: nguyên liệu thô và sản phẩm công nghiệp
Vào năm 1949 và 1950, các nhà kinh tế Hans Singer từ Đức và Raul Prebisch từ Argentina mỗi người đã độc lập viết các bài báo nêu chi tiết những bất lợi mà các nước đang phát triển gặp phải khi giao thương với các nước phát triển được công bố. Theo hai quan điểm này, tỷ lệ thương mại (tổng lượng hàng nhập khẩu mà một quốc gia có thể mua với một lượng xuất khẩu nhất định) thấp hơn ở những quốc gia có mặt hàng xuất khẩu chính là nguyên liệu thô so với những quốc gia có mặt hàng xuất khẩu chính là hàng sản xuất. Tình trạng này có thể được giải thích bởi thực tế là ngay cả khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu về thực phẩm và nguyên liệu thô vẫn không đổi .
Mặt khác, khi thu nhập tăng lên, nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp và sản phẩm dinh dưỡng cũng tăng lên. Kết quả là giá cả cũng tăng lên và các nước nghèo chỉ nhận được một lượng nhỏ hàng hóa sản xuất thông qua nhập khẩu để đổi lấy số tiền họ nhận được từ xuất khẩu.

Andre Gunder Frank

この記事が気に入ったらサポートをしてみませんか?