見出し画像

John Locke và cách mạng dân chủ

“Chính trị? Tôi không có hứng thú. Các chính trị gia ngày nay đều là những kẻ tồi tệ, nên tôi không chẳng có hứng thú với bỏ phiếu. Thực ra tôi cũng đang đang bận.” Đó là điều chúng ta thường nói khi được hỏi về chính trị. Nhưng như Sartre đã nói trong “Chủ nghĩa hiện sinh là gì?”, không phê phán đồng nghĩa với ủng hộ. Bằng cách không bỏ phiếu, chúng ta đang thể hiện thái độ “không phàn nàn” và vô tình ủng hộ một chính trị gia tồi tệ, dẫn đến việc nền chính trị đó sẽ tiếp tục tồn tại. Sự thật này nó bị che giấu khiến đôi khi chúng ta không nhận ra.

Một câu cửa miệng phổ biến là, “Nhưng lá phiếu của tôi sẽ không thay đổi được gì cả.” Tuy nhiên, dân chủ là việc thay đổi xã hội chỉ bằng một lá phiếu. Thực tế đã cho thấy, chính phủ đã đổi chủ nhiều lần ở Nhật Bản và ngay cả những chính trị gia tồi tệ nhất cũng bị đánh bại trong các cuộc bầu cử. Trong xã hội ngày nay, tất cả chúng ta đều tham gia và sống trong một hệ thống dân chủ, vì vậy điều cần thiết là tất cả mọi người, không ngoại lệ, phải hiểu dân chủ hoạt động như thế nào. Dân chủ là thành quả mà nhân loại đã nỗ lực xây dựng qua hàng trăm năm.

Chỉ cách đây vài thế kỷ, có một xã hội hoàn toàn khác. 400 năm trước, nước Anh được cai trị bởi một vị vua. Tất cả đều phụ thuộc vào nhà vua. Nếu vua là một vị vua tốt thì không sao, nhưng nếu ông ta là một bạo chúa, ngay khi bạn nói điều gì đó không hay về ông ta, bạn sẽ bị tống vào tù, và trường hợp xấu nhất là án tử hình. Chúng ta và gia đình của mình bất ngờ bị tống vào tù mà không được biết lý do, xấu nhất là chịu mức án tử hình. Hơn nữa, vì không có bầu cử nên ngay cả những tên bạo chúa như vậy cũng vẫn đứng đầu đất nước mà không chịu rời bỏ quyền lưc, khiến người dân phải chịu đau khổ vì sự chuyên chế của chúng.

Trong thời hiện đại, tự do và dân chủ cũng bình thường như không khí và nước. Đó là lý do tại sao chúng ta quên mất đi giá trị của điều này.
Các nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ hiện đại dựa trên những gì John Locke đã viết cách đây 300 năm. Xuất bản năm 1690, vào thời điểm nước Anh đang ở giữa một cuộc cách mạng dân chủ. Do sự bất bình ngày càng tăng của người dân trước sự chuyên chế của Vua James II, Quốc hội Anh đã phế truất nhà vua và bầu con gái lớn của James II là Mary II và chồng bà là William III làm đồng cai trị. Năm 1688, chế độ quân chủ lập hiến được thành lập, trong đó chủ quyền quốc gia được chuyển từ nhà vua sang quốc hội. Cuộc cách mạng này được gọi là Cách mạng Vinh quang vì nó diễn ra không đổ máu.

Cách mạng Vinh quang

Cuốn sách của Locke được coi là “cuốn sách về cách mạng dân chủ” và có ảnh hưởng lớn đến nền độc lập của Mỹ (1776) và Cách mạng Pháp (1789-1795). Locke là một triết gia và nhà tư tưởng chính trị. Ông kế thừa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ trương tabula rasa, ý tưởng rằng con người khi sinh ra là những tờ giấy trắng. Locke, với tư cách là một nhà tư tưởng chính trị, đã tạo ra khái niệm dân chủ.

Cách mạng tháng Bảy (Pháp)

Locke viết, “Ngay từ đầu, việc quyền lực của nhà vua được thừa hưởng từ chúa trời là không có cơ sở”. Trước hết, cơ sở cho niềm tin “nhà vua có quyền trị vì” là quyền thiêng liêng của nhà vua, được triết gia chính trị Filmer ủng hộ. Filmer cho rằng Chúa ban cho Adam quyền cai trị toàn thế giới và quyền này được thừa kế cho các vị vua. Locke bác bỏ lý thuyết này, cho rằng Kinh thánh không hề nói như vậy.

Locke cũng ủng hộ một xã hội dân chủ. Ông cho rằng, trạng thái mà con người sinh ra được gọi là trạng thái tự nhiên, không có vua, tất cả mọi người đều hoàn toàn tự do và bình đẳng. Chính phủ được thành lập để bảo vệ quyền lợi của mọi người. Chính phủ được trao một số quyền lực để quản lý xã hội, nhưng khi chính phủ lạm quyền, người dân có quyền phản kháng.
Locke tin rằng “ngay cả trong một hệ thống dân chủ, nếu một nhà lãnh đạo tồi được bầu lên, thế giới sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ.” Đề xuất của Locke về sự phân chia quyền lực sau này đã phát triển thành lý thuyết phân quyền bởi Montesquieu, người kêu gọi chia cơ quan tư pháp, lập pháp và hành chính thành ba thể chế độc lập lẫn nhau.

Năm 1775, Hoa Kỳ bắt đầu cuộc chiến tranh giành độc lập và tuyên bố độc lập vào năm 1776, dựa trên lý thuyết của Locke về quyền phản kháng. Locke nói, “Vì tất cả mọi người về bản chất đều tự do, bình đẳng và độc lập, không ai có thể thoát khỏi trạng thái này và phục tùng quyền lực chính trị của người khác nếu không có sự đồng ý của chính mình.”

Lý thuyết nhân quyền hiện đại, chủ nghĩa tự do và dân chủ không thể được thảo luận nếu không có Locke. Cần phải có những nỗ lực không ngừng để bảo vệ tự do và dân chủ mà nhân loại đã giành được bằng cách này. Đây là một nhân vật lịch sử quan trọng hay ra trong các kỳ thi tuyển sinh đại học của Nhật Bản.
 

この記事が気に入ったらサポートをしてみませんか?