見出し画像

Nhà Hồ và hệ thống tiền giấy đầu tiên của Việt Nam

Khi nhìn về lịch sử kinh tế cũng như là quá trình phát triển của tư bản chủ nghĩa, có thể nói Tiền là một trong những phát minh cực kỳ quan trọng.
Trong xã hội hiện đại thì tiền có nhiều chức năng, nhưng thửa sơ khai thì vai trò quan trọng nhất chính là một vật trao đổi trung gian. Ngày xưa người ta dùng kinh loại quý để trao đổi, như vàng, bạc. đồng mà chúng ta hay xem ở phim trung quốc ngày xưa. Điểm mạnh của nó là giá trị được đảm bảo, không mục nát, và bản thân chúng có giá trị vì là kim loại hiếm, loài người chúng ta bất kỳ đâu trên thế giới đều bị mê hoặc bởi sự óng ánh của vàng. Tuy nhiên, điểm yếu là chúng rất khó mang vác với số lượng lớn, nguồn cung cũng hạn chế do sự khó khăn trong khai thác và tính hữu hạn trong tự nhiên.

Do đó, nền kinh tế khó có thể bay cao vượt qua sự giới hạn cung của tiền kim loại. Nhưng khi tiền giấy ra đời, nó đã thổi bay những giới hạn đó. Bằng quyền lực của quốc gia, và giá trị của nó được đảm bảo bời chế độ bản vị vàng, tiền giấy đã được lưu thông và tạo thành huyết mạch cho nền kinh tế.
Do tiền giấy về bản thân không có giá trị, nên sức mạnh áp chế của quốc gia là cực kỳ quan trọng.

Tiền giấy xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc. Việc sử dụng tiền giấy bắt đầu dưới triều đại nhà Đường (618-907), nhưng được phát triển và sử dụng rộng rãi hơn dưới triều đại nhà Tống (960-1279). Tuy nhiên ý nghĩa của tiền giấy thời đó khác với bây giờ.

Dạo gần đây mình cũng đang tự học và đọc sách về lịch sử Việt Nam
Việt Nam của chúng ta xuất hiện tiền giấy đầu tiên tại thời nhà Hồ, vào những năm 1400. Nhà Hồ tuy là một triều đại rất ngắn ngủi, nhưng đã cố một số cải cách khá thú vị, nhất là cải cách hệ thống kinh tế. Hôm nay, chúng ta sẽ chém gió 1 chút về những điểm chính trong cải cách này.
Nội dung này được tham khảo trong cuốn sách Lịch sử Việt Nam của thầy Lê Thành Khôi

Đầu tiên, khi nhắc đến chế độ phong kiến Việt Nam, kéo dài từ năm 939 đến năm 1945, tức là khoảng 1006 năm lịch sử

  1. Thời kỳ dựng nước (khoảng 2879 TCN - 258 TCN)

    • Hồng Bàng (2879 TCN - 258 TCN): Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng.

  2. Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất (207 TCN - 39 SCN)

    • Triệu Đà chiếm Âu Lạc, lập ra Nam Việt.

    • Nhà Tây Hán chinh phục Nam Việt, vùng đất Việt Nam bị sáp nhập vào Trung Quốc.

  3. Thời kỳ tự chủ (39 - 43)

    • Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (39 - 43): Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Đông Hán, lập nước Lĩnh Nam.

  4. Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 544)

    • Lãnh thổ Việt Nam tiếp tục bị đô hộ bởi các triều đại Trung Quốc như Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, Tây Tấn, Nam Tề, Lương.

  5. Thời kỳ tự chủ (544 - 602)

    • Nhà Tiền Lý (544 - 602): Lý Bí lập ra nhà nước Vạn Xuân.

  6. Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba (602 - 938)

    • Vùng đất Việt Nam tiếp tục bị các triều đại Trung Quốc như Tùy, Đường đô hộ.

  7. Thời kỳ độc lập (938 - 1407)

    • Nhà Ngô (939 - 965): Ngô Quyền giành độc lập từ Trung Quốc.

    • Nhà Đinh (968 - 980): Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập nước Đại Cồ Việt.

    • Nhà Tiền Lê (980 - 1009): Lê Đại Hành chống Tống, giữ vững độc lập.

    • Nhà Lý (1009 - 1225): Nhà nước Đại Việt, phát triển văn hóa, kinh tế và quân sự.

    • Nhà Trần (1225 - 1400): Ba lần đánh bại quân Nguyên-Mông, phát triển thịnh vượng.

    • Nhà Hồ (1400 - 1407): Hồ Quý Ly cải cách nhưng thất bại trước nhà Minh.

  8. Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư (1407 - 1427)

    • Nhà Minh xâm chiếm và cai trị.

  9. Thời kỳ độc lập (1428 - 1883)

    • Nhà Hậu Lê (1428 - 1527): Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn, giành lại độc lập.

    • Nhà Mạc (1527 - 1592): Mạc Đăng Dung lập nhà Mạc, sau đó bị Trịnh Nguyễn phân tranh.

    • Nhà Lê trung hưng (1533 - 1789): Lê-Trịnh kiểm soát Bắc Hà, Nguyễn kiểm soát Nam Hà.

    • Nhà Tây Sơn (1778 - 1802): Anh em Tây Sơn nổi dậy, thống nhất đất nước.

    • Nhà Nguyễn (1802 - 1945): Gia Long thống nhất, lập nhà Nguyễn, là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

  10. Thời kỳ Pháp thuộc (1883 - 1945)

    • Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, triều Nguyễn chỉ còn trên danh nghĩa.

  11. Kết thúc chế độ phong kiến (1945)

    • Cách mạng Tháng Tám (1945): Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chấm dứt triều đại phong kiến.

Cấp bách nhất là vấn đề tài chính. Suốt ba mươi năm chính chiến chống Chămpa với những cuộc chiến tranh diễn ra hầu như hằng năm đã làm Kho bạc trống rỗng. Sự bất lực của các ông vua cuối nhà Trần đã mở rộng đường cho tham vọng của một vị đại thần trong triều là Hồ Quý Ly. Phụ nữ chính là con đường thăng tiến của vị quan này.

Xuất thân và sự nghiệp ban đầu:

  • Xuất thân: Hồ Quý Ly sinh năm 1336 tại Đại Lại, phủ Thanh Hóa (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa). Ông xuất thân từ một gia đình quyền quý, có gốc gác từ tỉnh Nghệ An.

  • Sự nghiệp ban đầu: Hồ Quý Ly bắt đầu sự nghiệp trong triều đình nhà Trần, được bổ nhiệm vào nhiều chức vụ quan trọng nhờ tài năng và sự ủng hộ của vua Trần Nghệ Tông.

Ông có hai người cô được gả cho vua Minh Tông và các con của Minh Tông đều làm vua. Ngay từ năm 1387, Hồ Quý Ly đã chiếm được vị trí số một tại triều đình. Ông đặt lên ngai một đứa trẻ do ông chọn, đặt người của ông vào những vị trí quan trọng nhất, loại bỏ dần vương hầu và các quan chức trung thành với triều đại. Cuối cùng, vào năm 1400, ông hạ bệ vua và xưng đế.
CÁC CUỘC CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY Cấp bách nhất là vấn đề tài chính. Suốt ba mươi năm chính chiến chống Chămpa với những cuộc chiến tranh diễn ra hầu như hằng năm đã làm Kho bạc trống rỗng. Cùng với tình hình bất ổn, việc tích lũy đã có những tỷ lệ đáng lo ngại. Chính hoàng tộc cũng đã tìm cách chôn giấu của cải của mình trong núi Thiên Kiện vào đúng lúc mối đe dọa của người Chăm lên cao nhất, tức vào năm 1379). Ngân sách thiếu hụt làm nền hành chính không tiến triển được. Thương mại gặp cản trở vì tiền tệ hiếm hoi. Bởi vậy, vào năm 1396, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy Thông Bảo hội sao, có hình vẽ khác nhau tùy theo giá trị: tờ 10 đồng vẽ rong, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiển vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền về phượng, và tờ một quan vẽ rồng 2). Tỷ giá cưỡng chế được thiết lập. Một khi các tờ bạc đã có dấu chứng nhận chính thức, dân chúng được lệnh tới Kho bạc nhà nước đối tiền bằng kim loại lấy tiền giấy theo tỷ lệ một quan tiền kim loại lấy một quan hai tiền giấy. Có thể thấy đấy giống hệt chế độ bản vị vàng, nền móng của hệ thống tiến tệ tồn tại đến giữa thế kỷ 20.

Việc đối tiền có tính bắt buộc vì có lệnh cấm sử dụng và cất giữ tiền bằng kim loại. Kẻ vi phạm sẽ phải chịu cùng hình phạt dành cho kẻ làm tiền giả, nghĩa là tử hình và tịch thu tài sản sung quỹ nhà nước. Hành động này nhằm hai mục đích: tạo phương tiện chỉ trả và thu gom kim loại để đúc súng. Trong khi quan chức bắt buộc phải nhận bồi dưỡng bằng tiền giấy, thì dân chúng, đặc biệt là nhà buôn, lại chống đối việc sử dụng tiền giấy này. Họ không nhận tiền giấy, thậm chí đóng cửa tiệm, khiến giá cả gia tăng và vào năm 1403, nhà Hồ phải cứ người kiểm soát giá cả. Có người lại tìm cách làm tiền giả, và như vậy, làm giảm giá trị tiền giấy so với thời giá theo pháp định.

Ngoài các cải cách về tiền tệ, thuế, và quân đội, thì Hồ quý ly cũng có cải cách về giáo dục mình cho rất hiện đại Hồ Quý Ly từ khi lên ngôi vua đã tìm cách loại bỏ lối học từ chương và thiếu thực hành. Chương trình thi cử từ nay sẽ có thêm một bài thi toán. Văn chương chữ Nôm được khuyến khích. Bản thân Hồ Quý Ly dịch Kinh Thư và Thi Nghĩa sang quốc ám để giảng dạy trong các trường và sử dụng chữ Nôm trong sắc lệnh và văn bản hành chính. Nhưng phải đợi đến thế kỷ XVIII, vua Quang Trung mới lập lại và mở rộng biện pháp có vụ việc sử dụng chữ Nôm, Quý Ly còn mạnh mẽ phê bình Nho giáo thời Tông là vu hình thức và xa rời thực tế, bởi vậy, đã gây nên chống đối mạnh mẽ từ phía các nho sĩ.

Mặc dù triều đại nhà Hồ tồn tại trong thời gian ngắn và kết thúc trong thất bại, nhưng các cải cách của Hồ Quý Ly, đặc biệt trong các lĩnh vực hành chính, kinh tế, và giáo dục, đã để lại những ảnh hưởng lâu dài trong lịch sử Việt Nam. Thành Tây Đô là một di sản quan trọng, minh chứng cho kỹ thuật xây dựng và tư duy chiến lược của ông.

Lịch sử VIệt Nam thực tế rất hay, có những nhân vật lịch sử, không đơn thuần là những người đánh trận giỏi, mà còn có những nhân vật có tầm nhìn kinh tế. Điểm yếu của việc dạy và học lịch sử là chúng ta chưa tạo ra những phương tiện tiếp cận lịch sử hấp dẫn cho giới trẻ. Điều này chúng ta phải học hỏi trung quốc rất nhiều.

この記事が気に入ったらサポートをしてみませんか?