Mô hình kinh doanh mỹ phẩm - Hướng dẫn kinh doanh MuaBanNhanh

Theo thống kê từ MuaBanNhanh thì có 100% các doanh nghiệp đều có mô hình kinh doanh rõ ràng trước khi bắt tay vào kinh doanh, với mô hình kinh doanh rõ ràng, sẽ giúp doanh nghiệp thành công đến 50%. Do đó mô hình kinh doanh mỹ phẩm rất quan trọng và cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

MuaBanNhanh hướng dẫn kinh doanh mỹ phẩm online hiệu quả ✸ Kinh nghiệm tìm nguồn hàng ✸ Lên kế hoạch kinh doanh ✸ Cách triển khai bán hàng online ✸ Quản lý bán hàng, quản lý kho, quản lý khách hàng >> xem trên MuaBanNhanh

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh (Business Model) là một khái niệm trừu tượng được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau. Theo Wikipedia, mô hình kinh doanh là một văn bản tổng quan sắp xếp các kế hoạch phát triển tổ chức, công ty trong tương lai. Có người lại nói rằng: “Mô hình kinh doanh là bản kế hoạch để sinh doanh thu và lợi nhuận”.

Tựu trung lại, tất cả vẫn có chung một ý nghĩa của khái niệm Mô hình kinh doanh là bản kế hoạch kiếm tiền và phát triển, phát triển để kiếm tiền… Nó chính xác là tất cả những hướng đi mà chủ doanh nghiệp vạch ra để bám theo loại hình kinh doanh nhất định. Từ đó mọi thành viên trong công ty sẽ chung một suy nghĩ, mục đích và đặc biệt là chung hành động.

Dưới đây là những điều cần thiết cho một mô hình kinh doanh mỹ phẩm thành công:

Lên kế hoạch cho việc mở cửa hàng

Vì sao nhiều người mở cửa hàng mỹ phẩm nhưng thất bại? Vì không có khách hàng? Không phải vậy. Theo các báo cáo về thị trường mỹ phẩm Việt Nam, 80% người tiêu dùng thành thị mua ít nhất 1 sản phẩm làm đẹp trong năm. Nhu cầu mỹ phẩm rất lớn, vậy tại sao vẫn thất bại?

Đa số các cửa hàng mỹ phẩm thất bại vì họ thiếu một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể. Dù bạn dự định kinh doanh gì, quy mô nhỏ hay lớn, điều đầu tiên cần làm là lập một bản kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt:

Xứ mệnh tầm nhìn của cửa hàng
Thị trường mục tiêu
Ngân sách
Mục tiêu (doanh số, nhân viên, cửa hàng…) năm thứ nhất, thứ 2…
Chân dung đối thủ
Kế hoạch marketing

Mỗi mô hình kinh doanh sẽ có mức chi phí vận hành khác nhau dẫn đến mức lợi nhuận cũng sẽ khác. Hãy liệt kê, tính toán các khoảng chi phí có thể bạn phải trả khi cửa hàng đi vào hoạt động (Nhân viên, quảng cáo, mặt bằng, điện nước…). Từ đó ước tính khoảng lợi nhuận có thể thu được.

Lên kế hoạch ngân sách, tiền vốn

Kế hoạch ngân sách phải là một phần trong kế hoạch kinh doanh. Bạn cần bao nhiêu tiền để mở một cửa hàng như kế hoạch? Mỗi tháng phải trả bao nhiêu chi phí khác? Với tổng chi phí đó, bạn phải thu về lại bao nhiêu thì mới có lời? Trong bao lâu thì có thể thu hồi vốn?

Nếu không tính toán kỹ lưỡng, có thể bạn sẽ thiếu hụt ngân sách và phải đóng cửa trong vòng vài tháng.

Lựa chọn dòng mỹ phẩm để kinh doanh

Lựa chọn kinh doanh dòng mỹ phẩm nào là bước vô cùng quan trọng khi mở cửa hàng mỹ phẩm. Nó ảnh hưởng đến khả năng thành công của cửa hàng. Bạn sẽ kinh doanh các sản phẩm về chăm sóc tóc, chăm sóc da, đồ trang điểm hay chuyên son môi, sản phẩm trị mụn…

Không phải vì muốn bán mỹ phẩm A là bạn sẽ bán sản phẩm A. Việc lựa chọn sản phẩm phải dựa trên nhu cầu của khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến.

Để lựa chọn đúng dòng mỹ phẩm, giúp việc kinh doanh hiệu quả, bạn cần trả lời được các câu hỏi:

Khách hàng mục tiêu của bạn là ai, độ tuổi, mức thu nhập
Khách hàng chuộng những dòng sản phẩm nào?
Thương hiệu ưa thích của họ là gì?
Trong khu vực đã có ai kinh doanh sản phẩm đó chưa?
Nếu kinh doanh sản phẩm đó, cơ hội cạnh tranh có cao không?

Địa điểm nào mở cửa hàng mỹ phẩm phù hợp?

Bạn sẽ mở cửa hàng mỹ phẩm ở đâu?
Nếu kinh doanh tại nhà, bạn cần có một khu vực riêng để trưng bày sản phẩm.
Nếu thuê mặt bằng, nên chọn mặt bằng đông người qua lại, giao thông thuận tiện. Đặc biệt, đối với mặt hàng mỹ phẩm, nên mở cửa hàng tại những khu dân cư có mức thu nhập cao.
Nếu không kham nỗi chi phí cho những mặt bằng như vậy. Bạn có thể mở cửa hàng mỹ phẩm ở những vị trí kém thuận lợi hơn nhưng kèm theo quảng cáo và bán hàng online.

Tìm nhà cung cấp

Ngoài việc tìm nhà cung cấp sản phẩm bạn còn phải tìm nhà cung cấp cho các thiết bị cửa hàng tùy vào kế hoạch ban đầu. Chẳng hạn như:

Kệ trưng bày
Gương
Phần mềm bán hàng
Website
Ghế
Tủ
Hệ thống an ninh
Bàn trải nghiệm

Quảng cáo

Mở cửa hàng mỹ phẩm mà không có khách hàng, bạn sẽ không thể tồn tại. Bởi vậy chúng ta phải đầu tư vào quảng cáo, các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.

Các kênh quảng cáo phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là Google và Facebook. Nếu không thể tự mình chạy quảng cáo, hãy thuê một nhân viên để họ đảm nhiệm việc này.

Các chương trình khuyến mãi khai trương cũng là cách hay để thu hút thêm nhiều khách hàng.

Thuê nhân viên

Nếu kinh doanh tại nhà, có thể bạn sẽ muốn đảm nhiệm mọi việc trong cửa hàng. Tuy nhiên nếu mở một cửa hàng với quy mô lớn hơn, bạn sẽ cần phải thuê thêm nhân viên.

Việc thuê và training nhân viên cũng cần phải được lên kế hoạch rõ ràng, chọn đúng người cho từng vị trí. Thuê “nhầm người” có thể gây ra nhiều tổn thất cho cửa hàng.

Thiết kế

Phong cách, thiết kế cửa hàng sẽ tác động đến nhìn nhận của khách hàng về cửa hàng. Cách bạn thiết kế, trang trí có thể làm cửa hàng mỹ phẩm trở nên “cao cấp” hơn hoặc “rẻ tiền” hơn.

Tiếp cận khách hàng

Gia nhập các group làm đẹp, các group mỹ phẩm, trang điểm trên mạng xã hội là một cách hay, ít tốn kém để tiếp cận khách hàng.

Lập một Fanpage riêng để giới thiệu về sản phẩm và cửa hàng.
Follow các thương hiệu nỗi tiếng
Tạo các nội dung đặc sắc để thu hút người xem
Đầu tư thêm tiền vào quảng cáo
Khai trương cửa hàng

Khi mọi thứ đã sẵn sàng, chúng ta sẽ chuẩn bị cho ngày khai trương cửa hàng. Ngày khai trương cần phải được thông báo rộng rãi đến khách hàng mục tiêu bằng băng rôn, quảng cáo, tờ rơi, mạng xã hội… Ngoài ra, bạn nên xem xét tổ chức một buổi “khai trương thử”, mời người thân và bạn bè đến dự để góp ý những thiếu sót.

この記事が気に入ったらサポートをしてみませんか?