Những nguyên nhân biểu hiện đặc trưng của bệnh gút

Bệnh gút là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa

Nguyên nhân gây ra bệnh gút
Chia làm hai loại gút nguyên phát (đa số các trường hợp) và gút thứ phát.

Nguyên phát

Chưa rõ nguyên nhân, chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… được xem là làm nặng thêm bệnh. Gặp 95% ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.

Thứ phát

Một số hiếm do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền). Ngoài ra có thể do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai, cụ thể:

- Suy thận nói riêng và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận nói chung

- Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp.

- Dùng thuốc lợi tiểu nhưFurosemid, Thiazid, Acetazolamid…

- Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính; thuốc chống lao (éthambutol, pyrazinamid)…

Các yếu tố nguy cơ của bệnh là tăng huyết áp, béo phì và hội chứng chuyển hóa, tăng insulin máu và sự đề kháng insulin, uống nhiều rượu.

Biểu hiện bệnh gout

Đối với nhiều người, cơn đau đầu tiên do bệnh gout xảy ra ở ngón chân cái. Ngón chân rất đau, tấy đỏ, ấm và sưng lên. 85% trường hợp đau về đêm hoặc sáng. Cơn đau có thể nhẹ lúc đầu, sau đó tăng lên dữ dội. Ngoài ra, cơn đau còn có thể xuất hiện ở đốt bàn tay, cổ tay, khuỷu tay… Cơn đau do gout có thể thuyên giảm trong 7 - 10 ngày ngay cả khi không cần hỗ trợ điều trị, các cơn đau tiếp theo có thể xuất hiện sau vài tháng hay vài năm. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng bệnh đã khỏi nên khi tái phát sẽ trở nên trầm trọng và rất khó trị.

Bệnh gout do sự tích tụ quá nhiều a xít uric trong cơ thể gây ra. A xít uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin - có trong tất cả các mô của cơ thể. Thông thường, a xít uric hòa tan trong máu, bài tiết qua thận và ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Trong trường hợp a xít uric không thể thoát hết ra ngoài, nó sẽ lắng đọng và tích tụ lại trong các khớp, từ đó gây ra bệnh gout.

Phòng bệnh gout

Nguyên tắc quan trọng là ăn uống điều độ ngay cả khi chưa mắc bệnh. Theo khuyến cáo của bác sĩ Vân, để không bị bệnh gout, cần hạn chế những thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật (tim, gan, lòng...) hay hải sản. Các loại rau quả như đậu, măng tây, cải bó xôi... chứa nhiều purin chẳng kém thịt. Tránh uống rượu, bởi rượu làm gia tăng a xít uric trong gan và ngăn cản thận thải a xít uric. Tránh ăn nhiều quá hoặc nhịn đói. Cần uống nhiều nước.

Xem chi tiết: https://chatdocdacam.vn/benh-gut-la-gi-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-chua-khoi.html

この記事が気に入ったらサポートをしてみませんか?